Sinh tâm thuật học Yoga |
Sau hàng triệu năm tương tác và thích ứng, thế giới hữu cơ đã sản sinh ra đứa con quí giá nhất của mình,con người mà ở đó khả năng này lại càng được nâng cao. Ai cũng có thể công nhận rằng con người sẽ thích ứng được với những mối đe doạ không lường trước của tương lai, một điều kiện cho sự tồn tại và thành công về mặt sinh học. Do vậy, con người đã có được một tâm trí và cơ thể phức tạp nhất với một hệ thống sinh học phức tạp. Hệ thống sinh học và tâm trí như vậy rất thiết yếu cho sự tiến hoá tiếp tục của loài người.
Khả năng thích ứng dường như vô giới hạn có được bởi vì con người có được khả năng tương tác giữa cơ thể và tâm trí. Những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến cơ thể được phản ánh trong tâm trí và những điều ảnh hưởng đến tâm trí đó biểu hiện ra trên cơ thể. Để thực hiện tương tác đó cần có một phương tiện phức tạp nhờ đó tâm trí có thể chuyển đổi các ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng đến cho cơ thể; ngược lại, cơ thể có thể truyền những đau đớn và thích thú của nó đến tâm trí.
Phương tiện thông qua đó tâm trí và cơ thể tương tác là các tế bào thần kinh và hóc môn. Chính nhờ các yếu tố này mà con người đáp ứng nhu cầu của phân tử, cái trừu tượng được biểu hiện và cái vô hình được hình thành. Hơn nữa, khả năng thích ứng lại nằm ở những tế bào thần kinh và tuyến, nơi tiết ra các hóc môn. Nền Khoa học Mới phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố này.
Một phần tâm trí của chúng ta được thừa hưởng, hoặc đúng hơn tái sinh mang theo các nghiệp (samskara) của các kiếp trước. Tuy nhiên một phần khác được tích luỹ trong suốt cuộc đời, là kết quả của những điều chúng ta làm trong kiếp sống hiện nay. Sự kết hợp của hai loại nghiệp đó khiến chúng ta trở thành con người toàn bộ như đang có. Samskara hay nghiệp là nguồn động lực của tâm trí cho phép nó biểu hiện các ham muốn của mình. Các lực tâm trí hay khuynh hướng phải được chuyển đổi thành lực vật chất. Các điểm mà ở đó diễn ra các quá trình chuyển đổi tâm trí đó được gọi là các luân xa. Mỗi điểm hoặc trung tâm chuyển đổi đó liên quan tới các tuyến nội tiết tiết xuất ra hóc môn. Sự tiết xuất hóc môn không phải là tự động như nhiều người vẫn tưởng. Đúng hơn nó chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Ngược lại, các hóc môn cũng ảnh hưởng và biểu hiện các hoạt động tâm trí của chúng ta như suy nghĩ, ghi nhớ và ứng xử. Do vậy chúng là hệ thống kiểm soát hai chiều giữa cơ thể và tâm trí.
Bộ não của chúng ta là tập hợp của các tế bào thần kinh, chúng phụ thuộc và phát triển nhờ vào nhiều loại hóc môn. Chúng điều tiết và bị điều tiết bởi sự tiết xuất hóc môn. Một số luân xa nằm trong bộ não của chúng ta dành cho quá trình chuyển đổi tâm trí. Những tuyến nội tiết quan trọng nhất với chức năng điều tiết nằm ngay trong bộ não của chúng ta. Sự gần gũi như vậy là bằng chứng cho mối quan hệ phức tạp giữa chúng và vì cùng mục tiêu chung. Các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động và phản hành động, cũng như điều chỉnh hành vi của chúng ta.
Lymph hay bạch huyết là một chất có nhiều nghĩa khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên họ đều đồng ý rằng đó là một cái gì đó được trích xuất từ những chất sống bên trong cơ thể chúng ta. Kiến thức khách quan về lymph rất hữu hạn bởi vì sức sống và chất lượng cuộc sống không thể đo lường được. Nền Khoa học Mới gợi ý rằng lymph là thiết yếu cho các tế bào thần kinh và cho sự tiết xuất hóc môn. Không đủ lymph, cơ thể mất đi sức sống và sự bóng bẩy, dẫn đến nhiều sự rối loạn khác nhau của các tế bào thần kinh và tuyến nội tiết.
Bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch AIDS chủ yếu là sự rối loạn của hệ thống lymph, trong đó tất cả các năng lượng và sức sống của lymph bị các vi rút HIV lấy hết. Vi rút HIV đặc biệt gây hại cho hệ thống miễn dịch mà các tuyến bạch huyết là một phần không tách rời. Các tuyến bạch huyết bổ sung các tế bào bạch huyết (các tế bào miễn dịch và tiêu diệt tự nhiên) và các kháng thể (các protein miễn dịch) vào bạch huyết khi nó đi qua các tuyến này. Vi rút HIV tiêu diệt các tế bào ở tuyến bạch huyết nơi tạo ra các yếu tố trên, khiến cho cơ thể mất sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Sự phá huỷ của hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể chịu nhiều rối loạn liên quan tới hầu hết các hệ thống trong cơ thể người. Dần dà sức sống ở các cơ quan, như não, tim, phổi, tuyến nội tiết, dạ dày, ruột bị mất dần. Người bệnh đang bị chết dần.
Bởi vậy, tâm trí, luân xa, tuyến, tế bào thần kinh và bạch huyết là năm nhân tố cơ bản của quá trình tương tác giữa cơ thể và tâm trí.
Khả năng thích ứng dường như vô giới hạn có được bởi vì con người có được khả năng tương tác giữa cơ thể và tâm trí. Những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến cơ thể được phản ánh trong tâm trí và những điều ảnh hưởng đến tâm trí đó biểu hiện ra trên cơ thể. Để thực hiện tương tác đó cần có một phương tiện phức tạp nhờ đó tâm trí có thể chuyển đổi các ý tưởng, cảm xúc và tưởng tượng đến cho cơ thể; ngược lại, cơ thể có thể truyền những đau đớn và thích thú của nó đến tâm trí.
Phương tiện thông qua đó tâm trí và cơ thể tương tác là các tế bào thần kinh và hóc môn. Chính nhờ các yếu tố này mà con người đáp ứng nhu cầu của phân tử, cái trừu tượng được biểu hiện và cái vô hình được hình thành. Hơn nữa, khả năng thích ứng lại nằm ở những tế bào thần kinh và tuyến, nơi tiết ra các hóc môn. Nền Khoa học Mới phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố này.
Một phần tâm trí của chúng ta được thừa hưởng, hoặc đúng hơn tái sinh mang theo các nghiệp (samskara) của các kiếp trước. Tuy nhiên một phần khác được tích luỹ trong suốt cuộc đời, là kết quả của những điều chúng ta làm trong kiếp sống hiện nay. Sự kết hợp của hai loại nghiệp đó khiến chúng ta trở thành con người toàn bộ như đang có. Samskara hay nghiệp là nguồn động lực của tâm trí cho phép nó biểu hiện các ham muốn của mình. Các lực tâm trí hay khuynh hướng phải được chuyển đổi thành lực vật chất. Các điểm mà ở đó diễn ra các quá trình chuyển đổi tâm trí đó được gọi là các luân xa. Mỗi điểm hoặc trung tâm chuyển đổi đó liên quan tới các tuyến nội tiết tiết xuất ra hóc môn. Sự tiết xuất hóc môn không phải là tự động như nhiều người vẫn tưởng. Đúng hơn nó chịu ảnh hưởng của các tư tưởng và tình cảm của chúng ta. Ngược lại, các hóc môn cũng ảnh hưởng và biểu hiện các hoạt động tâm trí của chúng ta như suy nghĩ, ghi nhớ và ứng xử. Do vậy chúng là hệ thống kiểm soát hai chiều giữa cơ thể và tâm trí.
Bộ não của chúng ta là tập hợp của các tế bào thần kinh, chúng phụ thuộc và phát triển nhờ vào nhiều loại hóc môn. Chúng điều tiết và bị điều tiết bởi sự tiết xuất hóc môn. Một số luân xa nằm trong bộ não của chúng ta dành cho quá trình chuyển đổi tâm trí. Những tuyến nội tiết quan trọng nhất với chức năng điều tiết nằm ngay trong bộ não của chúng ta. Sự gần gũi như vậy là bằng chứng cho mối quan hệ phức tạp giữa chúng và vì cùng mục tiêu chung. Các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động và phản hành động, cũng như điều chỉnh hành vi của chúng ta.
Lymph hay bạch huyết là một chất có nhiều nghĩa khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên họ đều đồng ý rằng đó là một cái gì đó được trích xuất từ những chất sống bên trong cơ thể chúng ta. Kiến thức khách quan về lymph rất hữu hạn bởi vì sức sống và chất lượng cuộc sống không thể đo lường được. Nền Khoa học Mới gợi ý rằng lymph là thiết yếu cho các tế bào thần kinh và cho sự tiết xuất hóc môn. Không đủ lymph, cơ thể mất đi sức sống và sự bóng bẩy, dẫn đến nhiều sự rối loạn khác nhau của các tế bào thần kinh và tuyến nội tiết.
Bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch AIDS chủ yếu là sự rối loạn của hệ thống lymph, trong đó tất cả các năng lượng và sức sống của lymph bị các vi rút HIV lấy hết. Vi rút HIV đặc biệt gây hại cho hệ thống miễn dịch mà các tuyến bạch huyết là một phần không tách rời. Các tuyến bạch huyết bổ sung các tế bào bạch huyết (các tế bào miễn dịch và tiêu diệt tự nhiên) và các kháng thể (các protein miễn dịch) vào bạch huyết khi nó đi qua các tuyến này. Vi rút HIV tiêu diệt các tế bào ở tuyến bạch huyết nơi tạo ra các yếu tố trên, khiến cho cơ thể mất sức đề kháng chống lại sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Sự phá huỷ của hệ thống miễn dịch khiến cho cơ thể chịu nhiều rối loạn liên quan tới hầu hết các hệ thống trong cơ thể người. Dần dà sức sống ở các cơ quan, như não, tim, phổi, tuyến nội tiết, dạ dày, ruột bị mất dần. Người bệnh đang bị chết dần.
Bởi vậy, tâm trí, luân xa, tuyến, tế bào thần kinh và bạch huyết là năm nhân tố cơ bản của quá trình tương tác giữa cơ thể và tâm trí.
Xem thêm: