Những người vệ sĩ phải có cơ thể khỏe mạnh, đầu óc sắc bén, phản xạ nhanh nhạy. Tuy rất ít gặp những tình huống nguy hiểm, vệ sỹ phải luôn sẵn sàng hành động khi có tình huống xấu xảy ra, họ thậm chí còn phải sẵn sàng hi sinh bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
1. Lập kế hoạch, thị sát, điều tra
Công việc chính mà vệ sĩ thường làm là lập kế hoạch đi lại cho thân chủ, xem xét phòng ốc, địa điểm trước khi thân chủ tới, điều tra thông tin về những người mà thân chủ sẽ gặp, khám xét phương tiện đi lại, và luôn theo sát thân chủ trong các hoạt động hằng ngày.
2. Bảo vệ thân chủ khỏi nguy hiểm
Tùy vào độ nguy hiểm mà thân chủ của họ có thể gặp phải mà vệ sĩ sẽ phải đảm nhiệm công việc khác nhau. Khi thân chủ dễ bị ám sát vệ sĩ sẽ phải làm nhiều việc, như kiểm tra xe cộ để phát hiện mìn tự chế, bom, quan sát để phát giác các tay súng bắn tỉa… Trong khi đó, vệ sĩ tháp tùng một người nổi tiếng thường phải tìm mọi cách giữ khoảng cách giữa thân chủ với những tay săn ảnh đeo bám dai dẳng, hung hăng. Một số vệ sĩ làm công việc bảo vệ con của những nhân vật quan trọng để tránh nguy cơ bị bắt cóc hoặc ám sát.
3. Lái xe
Nhiều lúc nhiệm vụ của vệ sĩ bao gồm luôn cả công việc lái xe cho thân chủ. Tuy nhiên, vai trò chính của họ vẫn là hộ tống thân chủ, do đó có lúc họ phỉa để xe không có người trông.
Trong tình huống này, chiếc xe dễ bị cài mìn, thiết bị theo dõi, bị phá hoại hoặc bị khoá, bị đưa đi chỗ khác nếu đỗ sai chỗ. Khi đó, nếu gặp nguy hiểm thì chiếc xe sẽ không còn là cứu cánh cho vệ sĩ và thân chủ.
Vệ sĩ kiêm lái xe phải được đào tạo nhiều kỹ năng lái xe khó, như chuyển hướng đột ngột trong phạm vi hẹp, lái tốc độ cao qua những đoạn cua gấp… Những nhân vật quan trọng thường sử dụng xe dòng sedan rộng, với tâm trọng lực thấp và động cơ khỏe, như xe BMW hay Mercedes Benz.
Tối thiểu loại xe họ sử dụng cũng phải có kính chống đạn, hoặc vỏ sắt để bảo vệ thân chủ khỏi trúng đạn khi đang di chuyển, bình bơm bọt, áo chống đạn, lốp xe an toàn (được thiết kế đặc biệt để khi thủng vẫn chạy được với tối độ lên tới 90km/h, đi được quãng đường 160km, thậm chí 320 km).
4. Có thể hoặc không mang vũ khí
Các vệ sĩ có thể được mang vũ khí hoặc không tùy theo luật của từng nước cũng như cơ quản chủ quản. Có thể là vũ khí có độ sát thương thấp như dùi cui, bình xịt hơi cay hoặc súng bắn điện, hoặc hàng nóng có thể gây tử vong như súng ngắn.
Những vệ sĩ hoạt động trong môi trường nguy hiểm có thể được trang bị tiểu liên hoặc súng trường.
Một số vũ khí chuyên dụng có thể được trang bị như súng bắn tỉa, súng chống khí tài (để chống bắn tỉa), chống xe cộ…
Đối với các vệ sĩ làm trong dịch vụ bảo vệ yếu nhân có thể mặc áo giáp che thân như áo vest gốm hoặc Kevlar, dùng thêm khiên chống đạn dưới dạng bìa kẹp hồ sơ hoặc cặp tài liệu. Những vật dụng trông rất tầm thường này kỳ thực được gia cố bằng sợi Kevlar, nên khi nguy cấp sẽ được vệ sĩ dùng để che chắn thân chủ.
Đối với cận vệ, chiến thuật hàng đầu để chống tấn công bắn tỉa là phòng thủ: tránh để thân chủ rơi vào tình huống dễ bị bắn. Vì thế, thân chủ thường di chuyển trong xe chống đạn hoặc cấu trúc được bảo đảm an toàn.
Xem thêm: Nghề bảo vệ tưởng sướng mà khổ